Hotline & Zalo: 0967 22 7899
Tư vấn & Viber: 0902 82 2729
Mục lục bài viết
Đánh giá
Tinh dầu hầu hết được chiết xuất từ nhiều loài thảo mộc, với đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau, diệt ký sinh trùng, làm lành vết thương, kich thích tiêu hóa, lợi mật... Với dược tính khá mạnh mà ít khi để lại tác dụng phụ, do vậy tinh dầu dược sử dụng khá phổ biến trong các chế phẩm dược phẩm từ xưa đến nay.
Một số tinh dầu và dược liệu chứa tinh dầu được dùng làm thuốc. Tác dụng của tinh dầu được thể hiện:
- Tác dụng trên đường tiêu hoá: Kích thích tiêu hoá (Gừng, Riềng, Tía tô, Kinh giới...), lợi mật, thông mật
- Tác dụng kháng khuẩn và diệt khuẩn: Tác dụng trên đường hô hấp như tinh dầu bạch đàn, bạc hà. Tác dụng trên đường tiết niệu như tinh dầu hoa cây Barosma betulina.
- Một số có tác dụng kích thích thần kinh trung ương: Dược liệu chứa tinh dầu giàu anethol: Ðại hồi...
- Một số có tác dụng diệt ký sinh trùng:
+ Trị giun: Tinh dầu giun, santonin.
+ Trị sán: Thymol,
+ Diệt ký sinh trùng sốt rét: Artemisinin. (Thanh hao hoa vàng)
- Rất nhiều tinh dầu có tác dụng chống viêm, làm lành vết thương, sinh cơ v.v.. khi sử dụng ngoài da (Tinh dầu Tràm).
Một số dùng làm thuốc.vừa ở dạng dược liệu vừa sử dụng dạng tinh dầu như quế, hồi, đinh hương, tiểu hồi, bạc hà, hạt mùi, bạch đàn Nhưng cũng có những dược liệu chỉ sử dụng tinh dầu như: Long não, màng tang, dầu giun v.v.. Và cũng có rất nhiều dược liệu chứa tinh dầu chỉ sử dụng dược liệu để làm thuốc mà không sử dụng tinh dầu như đương qui, bạch truật, thương truật, phòng phong v.v..
- Một lượng lớn dược liệu chứa tinh dầu được tiêu thụ trên thị trường thế giới dưới dạng gia vị: Quế, hồi, đinh hương, hạt cải, mùi, thì là, thảo quả, hạt tiêu v.v.. Tác dụng của những dược liệu này là bảo quản thực phẩm, làm cho thực phẩm có mùi thơm, kích thích dây thần kinh vị giác giúp ăn ngon miệng. Ngoài ra còn kích thích tiết dịch vị giúp cho sự tiêu hoá thức ăn dễ dàng.
- Một số tinh dầu và thành phần tinh dầu được dùng làm thơm bánh kẹo, các loại mứt, đồ đóng hộp ...: vanilin, menthol, eucalyptol v.v..
- Một số dùng để pha chế rượu mùi: Tinh dầu hồi, tinh dầu đinh hương...
- Một số được dùng trong kỹ nghệ pha chế đồ uống: Tinh dầu vỏ cam, chanh ...
- Một số tinh dầu được dùng trong kỹ nghệ sản xuất chè, thuốc lá: Tinh dầu Bạc hà, hoa nhài, hạt mùi...
Một điều cần lưu ý khi sử dụng tinh dầu và dược liệu chứa tinh dầu trong thực phẩm là không nên quá lạm dụng, vì không phải tinh dầu không độc. Vì thế người ta có những quy định rất chặt chẽ khi sử dụng tinh dầu: quy định liều thường dùng, liều tối đa trong thức ăn cũng như trong đồ uống hoặc và các chế phẩm khác với từng loại tinh dầu.
Kỹ nghệ pha chế nước hoa, xà phòng, mỹ phẩm, các hương liệu khác:
Ðây là một ngành công nghiệp rất lớn, sử dụng chủ yếu là nguồn tinh dầu trong thiên nhiên, ngoài ra còn có những chất thơm tổng hợp hoặc bán tổng hợp. Xu hướng ngày càng sử dụng các hương liệu tự nhiên, đòi hỏi phải đi sâu nghiên cứu phát hiện nguồn tài nguyên tinh dầu nhằm thoả mãn yêu cầu của lĩnh vực này.
Ghi chú:
Trong hoá học, hợp chất aliphatic là các hợp chất hữu cơ trong đó các nguyên tử carbon liên kết với nhau tạo thành mạch thẳng hay mạch nhánh. Hợp chất alipatic đơn giản nhất là metan (CH 4 )
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Người gửi / điện thoại
Copyright © Bản quyền 2024 thuộc về Công ty TNHH Tinh Dầu Thảo Dược Dalosa Việt Nam™. GCN đăng ký KD số 0313944542 được Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. HCM cấp